Đang xử lý.....
Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài
So sánh số lượng và mật độ tế bào nội mô giác mạc trong phẫu thuật thể thủy tinh bằng Laser Femtosecond so với phương pháp Phaco truyền thống
Phaco
Cấp Cơ sở
01/2017 - 09/2020
PGS. TS. Nguyễn Xuân Hiệp
Thể thủy tinh - khúc xạ ngoại khoa
Khoa KB & Điều trị theo yêu cầu
Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
# Học hàm học vị Họ và tên Tổ chức công tác Nội dung, công việc chính tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1 TS. BS Hoàng Trần Thanh Trưởng khoa KCBTYC PTV chính 01/2017 đến 09/2020
2 Ths. BS Phạm Thị Minh Khánh Khoa KCBTYC PTV, thu thập và xử lý số liệu 01/2017 đến 09/2020
# Tên đơn vị Nội dung phối hợp Người đại diện
Chưa có thông tin
So sánh số lượng và mật độ tế bào nội mô giác mạc trong phẫu thuật thể thủy tinh bằng Laser Femtosecond so với phẫu thuật phaco truyền thống. Nhận xét về ảnh hưởng của Laser Femtosecond lên tế bào nội mô giác mạc.
Phẫu thuật thể thủy tinh bằng Laser Femtosecond hiện vẫn đang là một phương pháp mới trong những năm gần đây mà hiệu quả của nó vẫn chưa được đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ. Trong đó, ảnh hưởng của phẫu thuật lên tế bào nội mô giác mạc là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. Trên thế giới có nghiên cứu cho rằng phẫu thuật này ít làm tổn thương tế bào nội mô hơn phương pháp Phaco truyền thống nhưng cũng có nghiên cứu lại có nhận định ngược lại cùng nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra. Nghiên cứu này thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của Laser Femtosecond lên tế bào nội mô giác mạc thông qua việc so sánh số lượng và mật độ tế bào nội mô trong phẫu thuật thể thủy tinh bằng Laser Femtosecond và trong phẫu thuật phaco truyền thống.
# 4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu có sự tương đồng về độ tuổi, hình thái và mức độ cứng của nhân thể thủy tinh để chia ra 2 nhóm (nhóm nghiên cứu: phẫu thuật bằng Laser Femtosecond, nhóm chứng: phẫu thuật bằng phương pháp phaco truyền thống) Thực hiện các khám nghiệm trước mổ: khám sinh hiển vi đèn khe đánh giá hình thái và độ cứng nhân thể thủy tinh, chụp bản đồ giác mạc, đếm tế bào nội mô, thử thị lực, đo nhãn áp, đo chiều dài trục nhãn cầu bằng IOL Master 700, siêu âm nhúng, tính công suất thể thủy tinh nhân tạo... Tiến hành phẫu thuật, ghi nhận các diễn biến, đặc điểm quá trình phẫu thuật (thời gian phaco hiệu quả, năng lượng phaco...) Theo dõi và đánh giá kết quả sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (Thị lực, khúc xạ, số lượng và mật độ tế bào nội mô)
Người bệnh bị đục thể thủy tinh có chỉ định phẫu thuật thể thủy tinh đặt thể thủy tinh nhân tạo. Loại trừ các trường hợp có bệnh lý phối hợp khác ở mắt (sẹo đục giác mạc, mộng góc trong độ III trở lên, hẹp khe mi, rung giật nhãn cầu, NA cao chưa được kiểm soát...), bệnh lý nặng toàn thân không thể phối hợp trong quá trình phẫu thuật, người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng
Phẫu thuật thể thủy tinh bằng Laser Femtosecond và phẫu thuật Phaco truyền thống
# Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Kết quả phải đạt Thời gian Các nhân, tổ chức thực hiện Dự kiến kinh phí
1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu, thực hiện phẫu thuật, theo dõi và thu thập số liệu Đầy đủ, chính xác 01/2017 đến 08/2020 Nhóm nghiên cứu
2 Phân tích và xử lý số liệu Chính xác 09/2020 Nhóm nghiên cứu
3 Báo cáo và nghiệm thu kết quả Đạt 10/2020 Nhóm nghiên cứu