Đang xử lý.....
Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài
Nghiên cứu kết quả phẫu thuật điều trị đục thể thủy tinh chín trắng bằng Laser Femtosecond
Phaco
Cấp Cơ sở
01/2017 - 09/2019
Phạm Thị Minh Khánh
Thể thủy tinh - khúc xạ ngoại khoa
Khoa KB & Điều trị theo yêu cầu
Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
# Học hàm học vị Họ và tên Tổ chức công tác Nội dung, công việc chính tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1 PGS. TS Nguyễn Xuân Hiệp Giám đốc BV PTV chính 01/2017 đến 09/2019
2 TS. BS Hoàng Trần Thanh Trưởng khoa KCBTYC PTV chính 01/2017 đến 09/2019
3 Ths. BS Phạm Thị Minh Khánh Khoa KCBTYC PTV, thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo 01/2017 đến 09/2019
# Tên đơn vị Nội dung phối hợp Người đại diện
Chưa có thông tin
Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị đục thể thủy tinh chín trắng bằng Laser Femtosecond
Đục thể thủy tinh chín trắng luôn là một trong thách thức lớn dành cho các phẫu thuật viên thể thủy tinh. Tính chất mỏng manh của bao thể thủy tinh kèm theo hiện tượng tăng áp lực dưới bao thể thủy tinh chín trắng căng phồng khiến bao dễ rách, toạc ra sau trong thì xé bao trước thể thủy tinh từ đó gây ra những biến chứng nặng nề tiếp theo (rơi thể thủy tinh vào buồng dịch kính, thoát dịch kính, phản ứng màng bồ đào kéo dài....). Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh học của đục thể thủy tinh chín trắng, căng phồng cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những biến chứng thường gặp trong phẫu thuật thể thủy tinh chín trắng bằng phương pháp phaco nhưng hiệu quả của các phương pháp này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng của các phẫu thuật viên. Ngày nay với sự ra đời công nghệ Laser Femtosecond, việc phẫu thuật cho các trường hợp đục thể thủy tinh chín trắng này đã trở nên dễ dàng hơn, an toàn và chính xác hơn mà hiệu quả của nó đã được công nhận và đánh giá qua một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả của phẫu thuật thể thủy tinh chín trắng bằng Laser Femtosecond. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả của Laser Femtosecond trong phẫu thuật thể thủy tinh chín trắng tại Bệnh viện Mắt Trung Ương
# 4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu Thực hiện các khám nghiệm trước mổ: khám sinh hiển vi đèn khe, chụp bản đồ giác mạc, đếm tế bào nội mô, thử thị lực, đo nhãn áp, đo chiều dài trục nhãn cầu bằng siêu âm nhúng, tính công suất thể thủy tinh nhân tạo... Tiến hành phẫu thuật thể thủy tinh bằng Laser Femtosecond (LenSx, Alcon) kết hợp tán nhuyễn thể thủy tinh bằng máy Phaco (Infinity, Alcon). Ghi nhận các diễn biến, đặc điểm quá trình phẫu thuật (khả năng phát hiện xác định bao trước thể thủy tinh, giới hạn nhân đục thể thủy tinh, đánh giá đường mở bao trước về hình dạng, kích thước, sự liên tục, các biến chứng trong phẫu thuật...) Theo dõi và đánh giá kết quả sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (Thị lực, khúc xạ, tình trạng IOL, kích thước vòng bao trước, đục bao sau...)
Người bệnh bị đục thể thủy tinh chín trắng có chỉ định phẫu thuật điều trị đục thể thủy tinh đặt thể thủy tinh nhân tạo. Loại trừ các trường hợp có bệnh lý phối hợp khác ở mắt (sẹo đục giác mạc, mộng góc trong độ III trở lên, hẹp khe mi, rung giật nhãn cầu, NA cao chưa được kiểm soát...), bệnh lý nặng toàn thân không thể phối hợp trong quá trình phẫu thuật, người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng
Phẫu thuật thể thủy tinh bằng Laser Femtosecond
Phẫu thuật mới có ở Việt Nam. Ứng dụng công nghệ cao hiện đại vào trong phẫu thuật thể thủy tinh. Phẫu thuật đem lại sự chính xác, an toàn hơn cho người bệnh.
# Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Kết quả phải đạt Thời gian Các nhân, tổ chức thực hiện Dự kiến kinh phí
1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu, thực hiện phẫu thuật, theo dõi và thu thập số liệu Đầy đủ, chính xác 01/2017 đến 08/2019 Nhóm nghiên cứu
2 Phân tích và xử lý số liệu Chính xác 09/2019 Nhóm nghiên cứu
3 Báo cáo và nghiệm thu kết quả Đạt 10/2019 Nhóm nghiên cứu