Đang xử lý.....
Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài
Đánh giá kết quả cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamane.
Chấn thương và U
Cấp Cơ sở
12/2017 - 08/2019
TS. Thẩm Trương Khánh Vân
Chấn thương
Khoa Chấn thương mắt
Khoa Chấn Thương-BV Mắt TƯ
# Học hàm học vị Họ và tên Tổ chức công tác Nội dung, công việc chính tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1 Ths. Nguyễn Thu hà Khoa Chấn Thương-BV Mắt TƯ Lập đề cương nghiên cứu, Thu thập và xử lý số liệu. 3 tháng
# Tên đơn vị Nội dung phối hợp Người đại diện
Chưa có thông tin
- Đánh giá kết quả (giải phẫu và chức năng) của phẫu thuật cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamane.
Cố định IOL vào thành củng mạc thường được sử dụng trong các trường hợp không còn đủ vành bao thể thủy tinh (bao trước hoặc bao sau) để dặt IOL. Có rất nhiều kỹ thuật đã được sử dụng như khâu treo cố định IOL bằng chỉ treo với các kỹ thuật khác nhau hoặc kỹ thuật cố định IOL bằng keo sinh học của Agarwal....Mỗi kỹ thuật đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Gần đây, Yamane và cộng sự (2017), đã giới thiệu kỹ thuật cố định càng IOL vào đường hầm củng mạc mà không cần sử dụng chỉ treo hoặc keo sinh học. Nhằm đánh giá những ưu, nhược điểm của phương pháp này, chúng tối tiến hành để tài:" Đánh giá kết quả của phẫu thuật cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamane".
# 4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1 Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Chấn thương-Bệnh viện Mắt TƯ từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2019. Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamane đều được đưa vào nghiên cứu. Số liệu được thu thập theo mẫu nghiên cứu và xử lý số liệu. Các bước tiến hành chính: - Sau khi được phẫu thuật theo phương pháp Yamane, bệnh nhân được hẹn khám lại sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng 6 tháng, 1 năm và ghi nhận o Trong quá trình phẫu thuật:  Thời gian phẫu thuật  Các ưu nhược điểm của phẫu thuật  Các biến chứng trong và sau phẫu thuật o Theo dõi sau phẫu thuật  Giải phẫu: độ cân của IOL (đánh giá bằng lâm sàng và UBM)  Chức năng: Thị lực, nhãn áp, khúc xạ tồn dư...
- Đối tượng nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamane. - Tiêu chuẩn lựa chọn: là bệnh nhân được phẫu thuật cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamaane - Tiêu chuẩn loại trừ: + Bệnh nhân già yếu, hoặc có tình trạng toàn thân quá nặng không đủ điều kiện theo dõi và điều trị + Bệnh nhân được cố định IOL theo các phương pháp khác
Thiết kế ngiên cứu: Là nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc không có đối chứng. Các dữ liệu được ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu riêng, có số hồ sơ bệnh án sao từ bệnh án lưu tại bệnh viện. Cỡ mẫu: Phương pháp chọn mẫu: Chọn liên tục các bệnh nhân được phẫu thuật cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamane
Phương pháp phẫu thuật: cố định IOL vào đường hầm củng mạc theo phương pháp Yamane Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: các số liệu của nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.
# Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Kết quả phải đạt Thời gian Các nhân, tổ chức thực hiện Dự kiến kinh phí
1 12/2017-8/2018: Lập phiếu nghiên cứu, phẫu thuật cho bệnh nhân và hẹn khám lại định kỳ Viết báo cáo kết quả giải phẫu và chức năng của phương pháp Kết thúc và viết báo cáo 8/2019 Ts. Thẩm Trương Khánh Vân; Ths. Nguyễn Thu hà-Khoa Chấn Thương-bệnh viện Mắt TƯ