Đang xử lý.....
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Nghiên cứu khoa học
Đề tài NCKH
Đề xuất nghiên cứu khoa học
Danh sách nhà khoa học
Hoạt động NCKH thường xuyên
Bài báo, công trình NCKH khác
Sáng kiến cải tiến
Hợp tác quốc tế
Thông tin về các nước
Hoạt động HTQT thường xuyên
Văn bản biểu mẫu
Văn bản chính sách
Hệ thống biểu mẫu
Công văn, thông báo
Tin tức
Liên hệ
Tìm kiếm theo cụm từ
Đề tài NCKH
Sáng kiến cải tiến
Quay lại
Chi tiết đề tài
I. Thông tin chung
II. Mục tiêu, Nội dung KH&CN
1. Tên đề tài:
Đánh giá kết quả bước đầu kỹ thuật đặt nút điểm lệ trong điều trị khô mắt và xơ chít điểm lệ
2. Chương trình, dự án:
Kết Giác mạc
3. Cấp đề tài:
Cấp Cơ sở
4. Thời gian thực hiện:
09/2021 - 12/2024
Chủ nhiệm đề tài:
Trần Khánh Sâm
5. Lĩnh vực khoa học:
Kết - Giác mạc
Khoa phòng:
Khoa Giác mạc
6. Nơi thực hiện:
Khoa Giác mạc - Bệnh viện Mắt TW
7. Các thành viên trong nhóm nghiên cứu
#
Học hàm học vị
Họ và tên
Tổ chức công tác
Nội dung, công việc chính tham gia
Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1
Tiến sĩ
Trần Khánh Sâm
Khoa Giác mạc
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên. -Xây dựng đề cương -Triển khai nghiên cứu - Đánh giá kết quả và báo cáo
12 tháng
2
Tiến sĩ
Vũ Hoàng Việt Chi
Khoa Giác mạc
- xây dựng đề cương - Nhận số liệu từ các nghiên cứu viên -Xử lý số liệu - Tham gia viết bá cáo
12 tháng
3
Thạc sĩ
Đặng Thị Minh Tuệ
Khoa Giác mạc
- Tham gia xây dựng đề cương - Tham gia xây dựng mẫu bệnh án - Thu thập số liệu - Tham gia viết báo cáo
8 tháng
4
Bác sĩ
Trần Thị Hương Trà
Khoa Giác mạc
- Thu thập số liệu - Xử lý số liệu - Tham gia viết báo cáo
8 tháng
5
Thạc sĩ
Đỗ Tuyết Nhung
Khoa Giác mạc
- Thu thập số liệu -Xử lý số liệu
8 tháng
6
Thạc sĩ
Nguyễn Nga Dương
Khoa Giác mạc
- Thu thập và xử lý số liệu
8 tháng
7
PGS
Lê Xuân Cung
Khoa Giác mạc
- Chỉnh sửa nội dung: đề cương và kết quả nghiên cứu
8 tháng
8
PGS
Phạm Ngọc Đông
Khoa Giác mạc
- Chỉnh sửa nội dung và kết quả nghiên cứu
8 tháng
Đơn vị phối hợp
#
Tên đơn vị
Nội dung phối hợp
Người đại diện
Chưa có thông tin
1. Mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả bước đầu kỹ thuật nút điểm lệ trong điều trị khô mắt do giảm tiết mức độ nặng 2. Đánh giá kết quả bước đầu kỹ thuật nút điểm lệ (với nút có lỗ thủng) trong điều trị xơ chít điểm lệ
2. Tình trạng đề tài:
Mới
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài:
Điểm lệ (hay còn gọi là lỗ lệ, tiếng Anh là lacrymal punctum) là vị trí đầu tiên của hệ thống lệ đạo, có chức năng dẫn lưu nước mắt sau khi nước mắt được tiết ra và dàn trải trên bề mặt nhãn cầu. Trong bệnh lý khô mắt, các nhà lâm sàng đã có ý tưởng bịt hoặc nút điểm lệ để ngăn hoặc hạn chế dẫn lưu nước mắt, qua đó lượng nước mắt (còn gọi là thể tích nước mắt) sẽ tăng lên ở bề mặt nhãn cầu. Ngược lại, trong bệnh lý xơ chít điểm lệ, dẫn lưu nước mắt sẽ giảm hoặc mất tùy thuộc vào mức độ xơ chít (gây hẹp hay tắc), nước mắt sẽ đọng lại quá mức ở bề mặt nhãn cầu và gây chảy nước mắt. Sử dụng nút điểm lệ với loại nút kín không có lỗ thủng ở giữa là để điêu ftrij khô mắt, với loại có lỗ thủng ở giữa là để điều trị xơ chít điểm lệ. Đối với bệnh lý khô mắt, nút điểm lệ là một trong những phương pháp dược hướng dẫn để điều trị khô mắt.. Từ nhiều nghiên cứu trên thế giới, Hiệp hội bề mặt nhãn cầu và phim nước mắt trong cuốn "Kết luận và khuyến cáo của Hội thảo khô mắt quốc tế lần thứ 2 năm 2017 - DEWS II' đã đưa phương pháp nút điểm lệ vào một trong những phương pháp điều trị khô mắt do giảm tiết nước. Đối với bệnh lý xơ chít điểm lệ, có nhiều phương pháp để điều trị với các mức kết quả khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp như nong điểm lệ, phẫu thuật mở rộng điểm lệ, đặt ống silicon vào điểm lệ và lệ quản để nong rộng điểm lệ sau đó rút ống. các kỹ thuật này mục đích để mở rộng điểm lệ. Đối với kỹ thuật đặt nút điểm lệ có lỗ thủng là kỹ thuậy thay thế lỗ lệ bằng một lỗ lệ nhân tạo với chất liệu nút ít gây tác dụng phụ và có thể tồn tại lâu dài.Năm 2015, Ozlen Rodop Ozgur và cộng sự đã báo cáo kết quả nghiên cứu trên tạp chí Saudi J Ophthalmol về điều trị xơ chít điểm lệ bằng nút điểm lệ có lỗ thủng, theo đó trong số 45 mắt của 33 bệnh nhân bị chảy nước mắt do xơ chít điểm lệ thì có 37 mắt 982,2%) đỡ hoặc hết chảy nước mắt. Tác giả cũng nêu một số biến chứng như rơi ất nút, phản ứng u hạt và viêm kết mạc với tỷ lệ thấp.
#
4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1
Lên ý tưởng, tên đề tài
2
Đặt vấn đề nghiên cứu, nêu 2 mục tiêu nghiên cứu
3
Tổng quan tình hình nghiên cứu
4
Xây dựng dối lượng , phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
5
Dự kiến cấu trúc đề tài, kết quả nghiên cứu
5. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đối tượng:
2 nhóm: - Bệnh nhân khô mắt do giảm tiết nước mức đô nặng - Bệnh nhân bị chảy nước mắt do xơ chít điểm lệ
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng không đối chứng, đánh giá kết quả trước và sau can thiệp
Kỹ thuật ứng dụng:
Sử dụng nút lỗ lệ kín đặt vào lỗ lệ để điều trị khô mắt cho nhóm 1, nút lỗ lệ có lỗ thủng để điều trị xơ chít lỗ lệ cho nhóm 2
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
- Là kỹ t huật ứng dụng mới trong điều trị khô mắt và xơ chít lỗ lệ ở Việt Nam, góp phần làm phong phú các phương pháp điều trị hai bệnh lý này - Kỹ thuật đơn giản dưới dạng thủ t huật
6. Tiến độ thực hiện
#
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Thời gian
Các nhân, tổ chức thực hiện
Dự kiến kinh phí
1
Viết đề cương
Đề cương nghiên cứu
9/2021- 11/2021
Nhóm nghiên cứ
2
Thông qua đề cương
Quyết định cho phép NC
11/2021
Bệnh viện Mắt TW/ Bộ Y tế
3
Thu thập số liệu, xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu
9/2021- 7/2022
Nhóm NC
4
Viết báo cáo
Bài báo cáo hoàn chỉnh
9/2022
Nhóm NC
Quay lại