Đang xử lý.....
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Nghiên cứu khoa học
Đề tài NCKH
Đề xuất nghiên cứu khoa học
Danh sách nhà khoa học
Hoạt động NCKH thường xuyên
Bài báo, công trình NCKH khác
Sáng kiến cải tiến
Hợp tác quốc tế
Thông tin về các nước
Hoạt động HTQT thường xuyên
Văn bản biểu mẫu
Văn bản chính sách
Hệ thống biểu mẫu
Công văn, thông báo
Tin tức
Liên hệ
Tìm kiếm theo cụm từ
Đề tài NCKH
Sáng kiến cải tiến
Quay lại
Chi tiết đề tài
I. Thông tin chung
II. Mục tiêu, Nội dung KH&CN
1. Tên đề tài:
Đánh giá hiệu quả gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật ghép giác mạc người lớn tại bệnh viện Mắt TW
2. Chương trình, dự án:
Khác
3. Cấp đề tài:
Cấp Cơ sở
4. Thời gian thực hiện:
01/2022 - 12/2022
Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Xuân Thọ
5. Lĩnh vực khoa học:
Khác
Khoa phòng:
Khoa Gây mê hồi sức
6. Nơi thực hiện:
Khoa gây mê hồi sức bệnh viện Mắt TW
7. Các thành viên trong nhóm nghiên cứu
#
Học hàm học vị
Họ và tên
Tổ chức công tác
Nội dung, công việc chính tham gia
Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1
Ths.bs
Nguyễn Xuân Thọ
khoa gây mê hồi sức
Thu thập số liệu, xử lý, viết báo cáo
12 tháng
2
CNDD
Phạm Thanh Vân
khoa gây mê hồi sức
thu thập số liệu, xử lý
12 tháng
Đơn vị phối hợp
#
Tên đơn vị
Nội dung phối hợp
Người đại diện
Chưa có thông tin
1. Mục tiêu:
1. So sánh hiệu quả thông khí của mask thanh quản với ống nội khí quản trong gây mê cho phẫu thuật ghép giác mạc ở người lớn. 2. Đánh giá một số ảnh hưởng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê sử dụng mask thanh quản cho phẫu thuật trên.
2. Tình trạng đề tài:
Mới
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài:
Kiểm soát đường thở để đảm bảo thông khí cho bệnh nhân trong quá trình gây mê là rất quan trọng. Kỹ thuật đặt và thông khí bằng ống nội khí quản (NKQ) ra đời từ thế kỷ 19 đã giúp cho quá trình thông khí được dễ dàng hơn và cứu sống rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, kỹ thuật này yêu cầu phải có đèn soi thanh quản và tỷ lệ đặt NKQ khó chiếm khoảng 1/65 ca và khoảng 0,3% trường hợp không thể đặt ống NKQ được1. Tuy hiếm gặp nhưng khó khăn và thất bại khi đặt ống NKQ là nguyên nhân gây ra khoảng 30% tỷ lệ tử vong liên quan đến gây mê1,2. Để khắc phục tình trạng không thông khí do không đặt được ống NKQ, năm 1981 bác sĩ gây mê người Anh - Archie Brain đã phát minh ra mask thanh quản (MTQ). Phát minh này đã tạo ra cuộc cách mạng về kiểm soát đường thở trong cấp cứu bệnh nhân và gây mê phẫu thuật. Do kỹ thuật đặt MTQ dễ thực hiện ngay cả trong điều kiện tối thiểu nhất, thời gian đặt rút ngắn, bệnh nhân được thông khí sớm hơn so với ống NKQ nên tỷ lệ tử vong và biến chứng đã được cải thiện rõ rệt. Mặt khác, MTQ được đặt trong khoang miệng là nơi có cấu tạo biểu mô lát tầng chịu được cọ xát thường xuyên nên ít gây ho sặc, ít kích thích các phản xạ ở vùng thanh - khí - phế quản. Từ khi MTQ ra đời, việc sử dụng MTQ được nhiều nhà lâm sàng chứng minh đây là giải pháp an toàn trong kiểm soát đường thở. Mask thanh quản đã được sử dụng tại Anh, Mỹ và nhiều nước trên thế giới để cấp cứu ban đầu và trong gây mê nhiều loại phẫu thuật khác nhau từ những năm 1990. Ở Việt Nam, từ năm 2002 đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ứng dụng MTQ trong gây mê các phẫu thuật như: Nội soi cắt túi mật, bệnh vùng tai - xương chũm tại Bệnh viện Bạch Mai, phẫu thuật cho sản phụ khoa có đặt NKQ khó tại Bệnh viện Từ Dũ, phẫu thuật ngoài ổ bụng tại bệnh viện trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh nhân mổ trong ngày tại Bệnh viện Chợ Rẫy,.. .Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả và ưu điểm của việc sử dụng MTQ so với ống NKQ trong kiểm soát đường thở và thông khí cho người bệnh đặt NKQ khó và gây mê phẫu thuật nhiều loại bệnh khác nhau. Gây mê mask thanh quản là 1 phương pháp gây mê được áp dụng phổ biến trong nhiều phẫu thuật như PT bụng, lồng ngực, chấn thương... Tuy nhiên áp dụng cho phẫu thuật ghép giác mạc người lớn trong PT ghép giác mạc trong nhãn khoa thì chưa có NC nào. Vì vậy chúng tôi tiến hành NC này với 2 mục tiêu trên.
#
4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1
NC được tiến hành trên đối tượng là những BN 18-70 tuổi, mổ theo lịch hoặc cấp cứu. Số liệu được lấy trong quá trình khởi mê, duy trì mê và thoát mê. NC được tiến hành tại khoa gây mê hồi sức bệnh viện Mắt TW
5. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đối tượng:
BN 18-70 tuổi, có chỉ định mổ ghép giác mạc theo lịch hoặc cấp cứu .- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. - Thể trạng bệnh nhân: ASA I, II.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, ngẫu nhiên có đối chứng. 2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu chủ định gồm 60 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: - Nhóm I: 30 bệnh nhân đặt mask thanh quản . - Nhóm II: 30 bệnh nhân đặt ống nội khí quản.
Kỹ thuật ứng dụng:
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Lần đầu được NC tại các bv chuyên khoa về mắt
6. Tiến độ thực hiện
#
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Thời gian
Các nhân, tổ chức thực hiện
Dự kiến kinh phí
1
Thiết kế phiếu NC, lấy số liệu, xử lí, viết
100%
đúng kế hoạch
Thành viên nhóm nghiên cứu, khoa gây mê hồi sức
tự túc
Quay lại