Đang xử lý.....
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Nghiên cứu khoa học
Đề tài NCKH
Đề xuất nghiên cứu khoa học
Danh sách nhà khoa học
Hoạt động NCKH thường xuyên
Bài báo, công trình NCKH khác
Sáng kiến cải tiến
Hợp tác quốc tế
Thông tin về các nước
Hoạt động HTQT thường xuyên
Văn bản biểu mẫu
Văn bản chính sách
Hệ thống biểu mẫu
Công văn, thông báo
Tin tức
Liên hệ
Tìm kiếm theo cụm từ
Đề tài NCKH
Sáng kiến cải tiến
Quay lại
Chi tiết đề tài
I. Thông tin chung
II. Mục tiêu, Nội dung KH&CN
1. Tên đề tài:
Khảo sát các yếu tố, nguy cơ trên bệnh nhân tắc tĩnh mạch võng mạc tại khoa Dịch kính võng mạc Bệnh Viện Mắt Trung Ương
2. Chương trình, dự án:
Đáy mắt - MBĐ
3. Cấp đề tài:
Cấp Cơ sở
4. Thời gian thực hiện:
08/2018 - 10/2018
Chủ nhiệm đề tài:
CNĐD. Hoàng Thị Thanh Hà
5. Lĩnh vực khoa học:
MBĐ - VM
Khoa phòng:
Khoa Dịch kính - Võng mạc
6. Nơi thực hiện:
Khoa Dịch Kính Võng Mạc Bệnh Viện Mắt Trung Ương
7. Các thành viên trong nhóm nghiên cứu
#
Học hàm học vị
Họ và tên
Tổ chức công tác
Nội dung, công việc chính tham gia
Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1
Cử nhân điều dưỡng
CNĐD. Hoàng Thị Thanh Hà
Điều dưỡng trưởng khoa dịch kính võng mạc
Tổng kết số liệu, vẽ biểu đồ thống kê
3 tháng
2
Cử nhân điều dưỡng
Đỗ Hoàng Điển
Điều dưỡng khoa dịch kính võng mạc
Lấy số liệu, báo cáo đề tài
3 tháng
3
Điều dưỡng
Đào Thu Phương
Điều dưỡng khoa dịch kính võng mạc
Lấy số liệu
3 tháng
Đơn vị phối hợp
#
Tên đơn vị
Nội dung phối hợp
Người đại diện
Chưa có thông tin
1. Mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc tại khoa Đáy Mắt- Màng Bồ Đào, bệnh viện Mắt TW. 2. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ đến tắc tĩnh mạch võng mạc để tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
2. Tình trạng đề tài:
Mới
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài:
Tắc tĩnh mạch võng mạc là sự ngưng trệ tuần hoàn trở về, xảy ra ở thân tĩnh mạch, ngay đĩa thị sau lá sàng hoặc tắc nhánh tĩnh mạch – thường gặp sau chỗ bắt chéo động tĩnh mạch. Bệnh không cấp tính và không nặng như tắc động mạch trung tâm võng mạc nhưng hay gặp và dễ tái phát. Các tác giả cho rằng vị trí tắc nghẽn tĩnh mạch võng mạc thường xảy ra ở chỗ bắt chéo động tĩnh mạch hoặc ở lá sàng . Do động mạch sơ cứng đè ép lên tĩnh mạch làm cho lòng tĩnh mạch hẹp lại gây nên nghẽn .Tại chỗ nghẽn có sự tăng sinh nội mạc mạch máu kết hợp với tăng độ quánh của máu ,làm cho ứ động tuần hoàn trong lòn tĩnh mạch tăng lên , tạo nên cục máu đông gây ra tắc tĩnh mạch Hậu quả tức thì : tăng áp lực tĩnh mạch sẽ dội ngược lại đến tận lòng mao mạch gây giãn mao mạch. Mặt khác do thiếu oxy tổ chức cũng gây giãn mao mạch ,dẫn đến bệnh hại mao mạch tức thì và rối loạn thẩm thấu do vỡ hàng rào máu võng mạc , gây phù do xuất tiết thanh dịch ,lúc đầu là cơ năng sau thành thực thể không hồi phục. Khi tĩnh mạch bị tắc áp lực trong tiểu tĩnh mạch tăng cao ngang mức với tiểu động mạch nên máu không truyền được đến các mao mạch, gây nên bệnh trạng võng mạc thiếu tưới máu . Hậu quả lâu dài: nếu bệnh tiến triển tốt, chỉ còn lại tuần hoàn bổ xung tham gia dẫn lưu là những tĩnh mạch ngoằn nghèo trên đĩa thị. Nếu tiến triển nặng thêm thì các yếu tố tham gia vào tình trạng tắc nghẽn tiếp tục phát triển . Vùng võng mạc thiếu tưới máu tăng lên, tân mạch hình thành ở ranh giới vùng thiếu máu do yếu tố tăng sinh mạch máu và có thể vỡ ra gây biến chứng xuất huyết võng mạc, xuất huyết dich kính tái phát và golocom tâm mạch. Với phù hoàng điểm, ban đầu phù lan tỏa, dần dần dịch phù tích tụ vào các hốc nhỏ, đào sâu vào lớp rối ngoài, hình thành phù hoàng điểm dạng nang .
#
4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1
Nội dung nghiên cứu khoa học nhằm mục đích đánh giá các yếu tố nguy cơ gây tắc tĩnh mạch,Mô tả một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc tại khoa Đáy Mắt- Màng Bồ Đào, bệnh viện Mắt TW Phương án thực hiện Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân tắc tĩnh mạch võng mạc đến khám ngoại trú tại khoa Đáy Mắt – MBĐ, bệnh viện Mắt Trung Ương
5. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đối tượng:
Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân tắc tĩnh mạch võng mạc đến khám ngoại trú tại khoa Đáy Mắt – MBĐ, bệnh viện Mắt Trung Ương từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 10 năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu:
2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang tiến cứu 2.2. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu toàn bộ: tổng số 69 bệnh nhân (từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 10 năm 2018). 2.3. Cách thức nghiên cứu: - Lập phiếu đánh giá người bệnh theo tiêu chí đã chọn - Khám chức năng: đo thị lực cho người bệnh - Khám lâm sàng đánh giá tổn thương võng mạc - Làm các xét nghiệm liên quan: chụp mạch huỳnh quang, OCT….. 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu: - Giải thích cho NB và người nhà hiểu để đồng ý tham gia nghiên cứu. - Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã soạn sẵn - Bộ câu hỏi được chia làm 3 phần: + Phần 1: Thông tin người bệnh + Phần 2: Chẩn Đoán + Phần 3: Đặc điểm người bệnh
Kỹ thuật ứng dụng:
Phần mềm SPSS version 22.0
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, hiểu và biết được các yếu tố nguy cơ gây tắc tĩnh mạch võng mạc, để bệnh nhân có thể tự phòng tránh
6. Tiến độ thực hiện
#
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Thời gian
Các nhân, tổ chức thực hiện
Dự kiến kinh phí
1
Tìm đối tượng nghiên cứu
1. Là bệnh nhân ngoại trú tại khoa DK-VM 2. BN được chẩn đoán tắc tĩnh mạch võng mạc ( tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc) 3. BN đồng ý tham gia nghiên cứu
8/2018-10/2018
Khoa DK-VM
không kinh phí
2
- Lập phiếu đánh giá người bệnh theo tiêu chí đã chọn - Khám chức năng: đo thị lực cho người bệnh - Khám lâm sàng đánh giá tổn thương võng mạc - Làm các xét nghiệm liên quan: chụp mạch huỳnh quang, OCT…..
Các phiếu đánh giá được điền đầy đủ các thông tin
8/2018-10/2018
Khoa DK-VM
không kinh phí
3
Tổng kết số liệu, vẽ bảng thống kê
Lên được bảng số liệu
8/2018-10/2018
Khoa DK-VM
không kinh phí
Quay lại