Đang xử lý.....
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Nghiên cứu khoa học
Đề tài NCKH
Đề xuất nghiên cứu khoa học
Danh sách nhà khoa học
Hoạt động NCKH thường xuyên
Bài báo, công trình NCKH khác
Sáng kiến cải tiến
Hợp tác quốc tế
Thông tin về các nước
Hoạt động HTQT thường xuyên
Văn bản biểu mẫu
Văn bản chính sách
Hệ thống biểu mẫu
Công văn, thông báo
Tin tức
Liên hệ
Tìm kiếm theo cụm từ
Đề tài NCKH
Sáng kiến cải tiến
Quay lại
Chi tiết đề tài
I. Thông tin chung
II. Mục tiêu, Nội dung KH&CN
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự Hydrophobic Acrylic, thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự Hydrophilic Acrylic cản tia UV (vàng) và thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự Hydrophilic Acrylic (trong) trong điều trị đục thủy tinh thể (MEDEP-01)
2. Chương trình, dự án:
Phaco
3. Cấp đề tài:
Cấp Bộ
4. Thời gian thực hiện:
01/2020 - 11/2020
Chủ nhiệm đề tài:
PGS. TS. Nguyễn Xuân Hiệp
5. Lĩnh vực khoa học:
Thể thủy tinh - khúc xạ ngoại khoa
Khoa phòng:
Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo
6. Nơi thực hiện:
7. Các thành viên trong nhóm nghiên cứu
#
Học hàm học vị
Họ và tên
Tổ chức công tác
Nội dung, công việc chính tham gia
Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1
PGS. TS.
PGS. TS. Nguyễn Xuân Hiệp
Bệnh viện Mắt trung ương
Nghiên cứu viên
12 tháng
2
ThS
Nguyễn Kiên Trung
Phòng QLKH-ĐT
Nghiên cứu viên
12 tháng
3
TS
Bùi Vân Anh
Phòng QLKH-ĐT
Nghiên cứu viên
12 tháng
Đơn vị phối hợp
#
Tên đơn vị
Nội dung phối hợp
Người đại diện
Chưa có thông tin
1. Mục tiêu:
Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự Hydrophobic Acrylic, thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự Hydrophilic Acrylic cản tia UV, và Thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự Hydrophilic Acrylic lần đầu tiên sản xuất trong nước.
2. Tình trạng đề tài:
Mới
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài:
Các thiết bị thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự Hydrophobic Acrylic và Hydrophilic Acrylic do Công ty Cổ phần Nhà máy Thiết bị Y học và Vật liệu Sinh học sản xuất theo quy trình công nghệ chuyển giao của Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ứng dụng công nghệ chuyển giao để sản xuất thủy tinh thể nhân tạo, kỳ vọng có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hợp lý. 03 loại thủy tinh thể trong nghiên cứu này là 03 loại đầu tiên do nhà máy sản xuất. Nghiên cứu nằm trong đề tài cấp nhà nước hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong nước.
#
4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1
Đánh giá thị lực sau mổ dựa trên tỷ lệ bệnh nhân có độ nhạy tương phản theo bảng FACT (Functional Acuity Contrast Test) tại các thời điểm đánh giá của nghiên cứu. Đánh giá thị lực sau mổ dựa trên tỷ lệ bệnh nhân báo cáo có các than phiền về thị giác như: hiện tượng chói sáng, quầng sáng hay lóe sáng tại các thời điểm đánh giá của nghiên cứu theo thang điểm Likert 0-4. So sánh giá trị nhãn áp tại thời điểm trước phẫu thuật với các thời điểm đánh giá của nghiên cứu.
5. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đục thủy tinh thể có chỉ định phẫu thuật đặt IOL một hoặc hai mắt.
Phương pháp nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc với thời gian theo dõi đối với mỗi bệnh nhân trong nghiên cứu là 3 tháng.
Kỹ thuật ứng dụng:
Kỹ thuật phaco sẽ được sử dụng để phẫu thuật lấy thủy tinh thể cũ và thay thế bằng IOL.
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Nghiên cứu không sử dụng nhóm đối chứng song song mà sẽ thực hiện đối chứng với dữ liệu lịch sử, đây là các dữ liệu đã được báo cáo trong các nghiên cứu đã được thực hiện trên các bệnh nhân đục thủy tinh thể có sử dụng các loại IOLs khác nhau.
6. Tiến độ thực hiện
#
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Thời gian
Các nhân, tổ chức thực hiện
Dự kiến kinh phí
1
Chọn bệnh nhân, phẫu thuật, khám lại theo dõi và xử lý số liệu
lấy được 100 mắt chia đều cho 3 nhóm
1 năm
Bệnh viện Mắt trung ương và công ty Viêtstar
Không
Quay lại