Đang xử lý.....
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Nghiên cứu khoa học
Đề tài NCKH
Đề xuất nghiên cứu khoa học
Danh sách nhà khoa học
Hoạt động NCKH thường xuyên
Bài báo, công trình NCKH khác
Sáng kiến cải tiến
Hợp tác quốc tế
Thông tin về các nước
Hoạt động HTQT thường xuyên
Văn bản biểu mẫu
Văn bản chính sách
Hệ thống biểu mẫu
Công văn, thông báo
Tin tức
Liên hệ
Tìm kiếm theo cụm từ
Đề tài NCKH
Sáng kiến cải tiến
Quay lại
Chi tiết đề tài
I. Thông tin chung
II. Mục tiêu, Nội dung KH&CN
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học u tuyến lệ tại Bệnh viện Mắt Trung Ương
2. Chương trình, dự án:
Khác
3. Cấp đề tài:
Cấp Cơ sở
4. Thời gian thực hiện:
01/2020 - 12/2021
Chủ nhiệm đề tài:
Hà Thị Thu Hà
5. Lĩnh vực khoa học:
Tạo hình - thẩm mỹ
Khoa phòng:
Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ mắt và vùng mặt
6. Nơi thực hiện:
Bệnh viện Mắt Trung Ương
7. Các thành viên trong nhóm nghiên cứu
#
Học hàm học vị
Họ và tên
Tổ chức công tác
Nội dung, công việc chính tham gia
Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)
1
Ths
Ths. Hà Thị Thu Hà
Khoa Tạo hình thẩm mỹ mắt và vùng mặt
Lựa chọn BN, phân tích, xử lý số liệu
24 tháng
2
TS
Hoàng Anh Tuấn
Khoa xét nghiệm
Hướng dẫn đề tài
24 tháng
3
PGS. TS
Phạm Trọng Văn
Khoa Tạo hình thẩm mỹ mắt và vùng mặt, Bộ môn Mắt ĐH Y Hà Nội
Hướng dẫn đề tài
24 tháng
4
BS
Nguyễn Ngọc Mai
Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bộ môn Mắt Đại học Y Hà Nội
Tham gia nghiên cứu
24 tháng
5
TS
Nguyễn Quốc Anh
Khoa Tạo hình thẩm mỹ mắt và vùng mặt
Tham gia nghiên cứu
24 tháng
Đơn vị phối hợp
#
Tên đơn vị
Nội dung phối hợp
Người đại diện
Chưa có thông tin
1. Mục tiêu:
Phân tích mô hình mô bệnh học u tuyến lệ trong 3 năm (2016 - 2019) tại BV Mắt Trung Ương
2. Tình trạng đề tài:
Mới
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài:
U tuyến lệ có đặc trưng là các khối u ở góc một phần tư hốc mắt - thái dương trên hoặc mi mắt trên ngoài làm thay đổi độ cong của mi trên và đẩy nhãn cầu xuống dưới, vào trong. Các khối vùng tuyến lệ chiếm tỉ lệ chủ yếu các tổn thương choán chỗ hốc mắt [1], [2]. Trong số 9-15% các khối u hốc mắt phát sinh từ tuyến lệ thì tình trạng viêm hoặc thâm nhiễm như sarcoidosis, viêm hạt Wegener, bệnh liên quan đến IgG4, hoặc các tình trạng viêm tuyến lệ khác (không đặc hiệu) có thể có dấu hiệu và triệu chứng tương tự như khối u [3], [4]. Các khối vùng tuyến lệ bao gồm khối viêm, u và các rối loạn cấu trúc khác. Trước đây, các khối vùng tuyến lệ bao gồm 50% tổn thương biểu mô và 50% tổn thương không biểu mô. Các tài liệu gần đây cho thấy các tổn thương viêm và lympho tuyến lệ cao gấp hai đến ba lần các tổn thương u biểu mô [6], [7]. U biểu mô tuyến lệ chiếm khoảng 5% u hốc mắt. Trong u biểu mô, 50% u là lành tính và 50% là ác tính [1], [7]. Chẩn đoán xác định khi có kết quả mô bệnh học. Những phát hiện gần đây đã có những tiến bộ trong hiểu biết về các tổn thương tuyến lệ cùng với nhận thức được các khối u tuyến lệ khá tương tự với tuyến nước bọt. Do đó, phân loại u tuyến lệ dựa vào phân loại u tuyến nước bọt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những năm gần đây ung thư biểu mô tuyến lệ được phân loại thành các khối u độ ác tính thấp và độ ác tính cao. Phát hiện sớm và chẩn đoán đúng các khối u tuyến ác tính ác tính ảnh hưởng đến việc theo dõi, tiên lượng và sự sống còn của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm mô bệnh học chính là tiêu chuẩn vàng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
#
4. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
1
Vì đặc điểm các tổn thương tuyến lệ tương tự với tuyến nước bọt nên phân loại u tuyến lệ được dựa vào phân loại u tuyến nước bọt của WHO. Những năm gần đây ung thư biểu mô tuyến lệ được phân loại thành các khối u có đô ác tính thấp và độ ác tính cao. U tuyến lệ có thể chia ra các nhóm là các tổn thương tăng sản lympho, các khối u biểu mô lành tính và các khối u biểu mô ác tính. Trong số các khối u biểu mô tuyến lệ lành tính thì u tuyến đa hình hay gặp nhất, chiếm hơn 50% các khối u nguyên phát tuyến lệ, các u ít gặp hơn là u tế bào hạt, u Warthin. Ung thư biểu mô dạng tuyến nang là loại hay gặp nhất trong số các u ác tính của tuyến lệ, chiếm khoảng 20 – 35% các u biểu mô nguyên phát của tuyến lệ. Các u biểu mô ác tính khác của tuyến lệ là u hỗn hợp ác tính, ung thư biểu mô dạng biểu bì nhày… Các u ác tính của tuyến lệ có đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng phức tạp, có khả năng xâm lấn và di căn tùy thuộc vào thể ung thư. Kết quả mô bệnh học chính là tiêu chuẩn vàng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Phát hiện sớm và chẩn đoán đúng các khối u tuyến ác tính ác tính ảnh hưởng đến việc theo dõi, tiên lượng và sự sống còn của bệnh nhân. Chẩn đoán bệnh dựa vào sự kết hợp giữa lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh, trong đó, giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng, đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.
5. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đối tượng:
Các kết quả giải phẫu bệnh u tuyến lệ tại Phòng Giải phẫu bệnh bệnh viện Mắt Trung ương từ 10/ 2016 đến 10/2019
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả
Kỹ thuật ứng dụng:
Phân tích số liệu
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Là nghiên cứu đầu tiên về mô hình mô bệnh học u tuyến lệ, xác định các tỉ lệ u tuyến lệ lành tính, ác tính và tỉ lệ từng loại u tuyến lệ. Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán u và định hướng điều trị
6. Tiến độ thực hiện
#
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Thời gian
Các nhân, tổ chức thực hiện
Dự kiến kinh phí
1
Thu thập số liệu
có mẫu 200 mẫu
Từ 10/2016 đến 10/ 2019
Chủ nhiệm đề tài
2
Phân tích, xử lý số liệu
Số liệu chuẩn
Từ tháng 10/ 2019 đến 10/ 2020
Nhóm nghiên cứu
3
Báo cáo đề tài
các hội nghị
Cuối năm 2020
Chủ nhiệm đề tài
Quay lại